Hỏi đáp cùng bác sĩ
Đội ngũ, chuyên gia với trên 25
năm kinh nghiệm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Vũ Văn Khiên
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Khiên
Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Quang Tuấn
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Trưởng đơn vị Tiêm chủng Cơ sở 216 Trần Duy Hưng
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi
Nguyễn Văn Quýnh
Nguyễn Văn Quýnh
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Xuân Thành
Nguyễn Xuân Thành
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng)
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Trưởng khoa Khám bệnh
Lê Quỳnh Giang
Lê Quỳnh Giang
Bác sĩ CKII
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Trưởng phòng khám Tai mũi họng
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Trưởng khoa Ung Bướu
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Trưởng Khoa Dinh dưỡng
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Trưởng phòng Bảo hiểm Y tế
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Trưởng khoa Dược
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Trưởng đơn vị Hồi sức cấp cứu
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Gan mật
Nguyễn Kim Ngân
Nguyễn Kim Ngân

Ý nghĩa của các xét nghiệm virus viêm gan B?

Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi xét nghiệm virus viêm gan B bao gồm những loại nào và ý nghĩ của từng xét nghiệm?

Nguyễn Xuân Thành
Được trả lời bởi Nguyễn Xuân Thành

Chào bạn,

Xin cung cấp đến bạn thông tin về các loại xét nghiệm virus viêm gan B và cách xem kết quả xét nghiệm tương ứng từng loại như sau:

1. Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg

- Nếu HBsAg âm tính: Người bệnh không bị mắc viêm gan B. Nếu nghi ngờ bị phơi nhiễm viêm gan B hoặc có nguy cơ bị phơi nhiễm cao thì cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để biết chính xác.

- Nếu HBsAg dương tính: Người bệnh đang bị nhiễm virus viêm gan B. Virus này sẽ tăng nhanh chóng trong khoảng 10 tuần nhiễm bệnh.

2. Xét nghiệm định lượng viêm gan B - HBsAg

Đây là xét nghiệm nhằm xác định nồng độ kháng nguyên HBsAg nhiều hay ít. Nắm bắt được định lượng này sẽ giúp bác sĩ theo dõi quá trình điều trị hiệu quả.

3. Xét nghiệm Anti-HBs

Anti-HBs là kháng thể kháng HBsAg.

- Nếu kết quả Anti-HBs dương tính: Nghĩa là người bệnh đã có miễn dịch với viêm gan B. Trường hợp này không cần tiêm vaccine. Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được xem là có tác dụng bảo vệ.

- Nếu Anti-HBs âm tính: Nghĩa là người bệnh chưa có miễn dịch với viêm gan B. Trường hợp này cần tiêm vaccine. Người bệnh sau khi tiêm vaccine hoặc sau khi khỏi bệnh nếu có kháng thể Anti-HBs nghĩa là đã có miễn dịch với virus viêm gan B.

4. Xét nghiệm HBeAg

HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B.

- Nếu kết quả dương tính với HBeAg thì chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan.

- Nếu kết quả âm tính với HBeAg thì có thể virus không hoạt động hoặc virus đột biến. Để xác định chính xác hơn người bệnh cần xét nghiệm HBV - DNA và HBV genotyping.

5. Xét nghiệm Anti-HBe

Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg.

- Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe dương tính nghĩa là người bệnh đã có miễn dịch một phần.

- Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe âm tính nghĩa là người bệnh chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

6. Xét nghiệm Anti-HBc

Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B. Anti-HBc có thể tồn tại suốt đời. Xét nghiệm này cho biết bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B hay chưa.

7. Xét nghiệm Anti-HBc IgM

Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Anti-HBc IgM xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hay đợt cấp của viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBcIgM nhằm xác định người bệnh viêm gan cấp hay mạn tính.

Viêm gan B có tính lây truyền mạnh qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con. Vì vậy ngoài xét nghiệm virus viêm gan B cho bản thân, bạn cũng nên khuyên người thân và bạn tình (nếu có) đi khám để phòng ngừa bệnh toàn diện nhất.