Hỏi đáp cùng bác sĩ
Đội ngũ, chuyên gia với trên 25
năm kinh nghiệm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Vũ Văn Khiên
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Khiên
Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Quang Tuấn
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Trưởng đơn vị Tiêm chủng Cơ sở 216 Trần Duy Hưng
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi
Nguyễn Văn Quýnh
Nguyễn Văn Quýnh
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Xuân Thành
Nguyễn Xuân Thành
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng)
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Trưởng khoa Khám bệnh
Lê Quỳnh Giang
Lê Quỳnh Giang
Bác sĩ CKII
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Trưởng phòng khám Tai mũi họng
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Trưởng khoa Ung Bướu
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Trưởng Khoa Dinh dưỡng
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Trưởng phòng Bảo hiểm Y tế
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Trưởng khoa Dược
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Trưởng đơn vị Hồi sức cấp cứu
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Nhi khoa
Thúy Ngà
Thúy Ngà

Trẻ bị sốt cao, co giật có nên đặt vật gì ngang miệng tránh cắn lưỡi không?

Em chào bác sĩ, em thường thấy các mẹ bảo rằng khi trẻ bị sốt cao co giật cần đặt vật gì đó ngang miệng để tránh trẻ cắn vào lưỡi, nhưng lại đọc thấy một số thông tin nói rằng không được làm vậy. Vậy thông tin nào đúng ạ? Trong trường hợp trẻ bị sốt co giật thì nên làm gì là đúng ạ?

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Được trả lời bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục Nhi khoa - Hệ thống Y tế Thu Cúc. Xử trí, sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm, trong đó có vấn đề bạn nêu lên là một trong những vấn đề mà rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn. 

Sốt cao co giật là tình trạng dễ gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi, xảy ra phổ biến khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc tiêu hóa, và có khoảng 10% trong số này có thể chuyển thành động kinh.

Khi trẻ bị sốt cao co giật, cơn co giật không gây hại cho trẻ, nhưng các va chạm, hậu quả khi trẻ co giật có thể gây tổn thương cho trẻ. Cùng với đó khi trẻ lên cơn co giật, cha mẹ hoàn toàn không được đặt vật gì đó vào miệng để tránh trẻ cắn vào lưỡi vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Cụ thể, trong tình huống này, cha mẹ cần nhanh chóng xử trí, sơ cứu đúng khi trẻ bị sốt cao co giật bằng cách:

- Đặt bé nằm tại nơi rộng rãi, bằng phẳng và tránh các đồ vật xung quanh để bé không bị va đập.

- Cho bé nằm nghiêng, nơi thoáng mát, không mặc áo quần kín, không trùm chăn mền.

- Không dùng vật đè lưỡi khi bé đã lên cơn co giật và có cắn chặt hàm với nhau. Đè lưỡi có thể khiến bé nôn ói và chảy ngược chất nôn vào khí quản, dùng lực mạnh có thể gây gãy răng, chảy máu và việc sử dụng vật ngáng ở miệng trẻ khiến trẻ bị thiếu oxy gây nguy hiểm não bộ.

- Tuyệt đối không đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng trẻ khi trẻ bị sốt cao co giật vì trẻ sẽ dễ hít sặc vào đường thở.

- Lau mát cho trẻ để giảm sốt. Nếu sốt quá cao có thể sử dụng hạ sốt hậu môn cho trẻ.

Thông thường các cơn co giật sẽ không kéo dài quá 3 - 5 phút. Sau khi hết cơn co giật, hãy đưa trẻ đến khám tại bệnh viện ngay. Nếu cơn co vẫn tiếp tục quá 5 phút, hãy duy trì thực hiện các biện pháp trên khi đưa trẻ tới viện khám.

Trên đây là một số thông tin đến bạn khi trẻ bị sốt cao co giật, bạn hãy giải thích với người xung quanh nếu thấy các cách xử trí không đúng nhé. Một lần nữa cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục.