Hỏi đáp cùng bác sĩ
Đội ngũ, chuyên gia với trên 25
năm kinh nghiệm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Vũ Văn Khiên
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Khiên
Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Quang Tuấn
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Trưởng đơn vị Tiêm chủng Cơ sở 216 Trần Duy Hưng
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi
Nguyễn Văn Quýnh
Nguyễn Văn Quýnh
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Xuân Thành
Nguyễn Xuân Thành
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng)
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Trưởng khoa Khám bệnh
Lê Quỳnh Giang
Lê Quỳnh Giang
Bác sĩ CKII
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Trưởng phòng khám Tai mũi họng
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Trưởng khoa Ung Bướu
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Trưởng Khoa Dinh dưỡng
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Trưởng phòng Bảo hiểm Y tế
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Trưởng khoa Dược
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Trưởng đơn vị Hồi sức cấp cứu
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Tiết niệu
Nguyễn Thị Mến
Nguyễn Thị Mến

Phòng tránh sỏi thận bằng việc giảm ăn mặn đúng cách

Chào bác sĩ, em thường nghe mọi người nói để phòng tránh sỏi thận thì tránh ăn mặn, giảm bớt muối. Em rất muốn điều chỉnh để cho thận khỏe mạnh nhưng không biết cụ thể giảm ăn mặn như thế nào cho khoa học và hợp lý. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ.

Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Được trả lời bởi Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi bạn gửi về Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Đầu tiên, ăn quá mặn đúng là sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Cụ thể khi bạn ăn quá nhiều muối sẽ tăng đào thải natri, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu. Lâu dần canxi tích tụ trong nước tiểu sẽ lắng đọng và tạo nên tinh thể. Đó là cơ chế hình thành nên sỏi thận.

Do đó để phòng tránh sỏi thận hiệu quả, hạn chế nguy cơ tạo sỏi, bạn nên cố gắng ăn nhạt, cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách:

- Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người mỗi ngày.

- Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn để tránh tình trạng "quen tay" cho thêm gia vị vào đồ ăn.

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, xúc xích, giò chả, các loại khô mắm, dưa muối… Nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng và lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.

- Hạn chế ăn hàng, ăn tiệm và không nên ăn hết nước sốt.

- Khi ăn thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, chỉ nên sử dụng nửa gói gia vị và nên bổ sung rau vào bát mì để tăng cường thêm chất xơ.

Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là chỉ tránh ăn mặn, giảm tiêu thụ muối thôi là chưa đủ để phòng tránh sỏi thận. Để ngăn chặn căn bệnh này, bạn cũng nên uống nhiều nước, tránh nhịn tiểu, thường xuyên tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu oxatlate (dễ tạo sỏi)… Và đặc biệt là khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe hệ tiết niệu, phát hiện sớm sỏi và điều trị kịp thời nếu có.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!