Ám ảnh sẹo, người phụ nữ chọn giải pháp không dao kéo khi u tuyến giáp tái phát

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Bà Đ.T.H (69 tuổi) có vết sẹo lớn ở cổ do trước đó từng phẫu thuật tuyến giáp. Tự ti với điều đó hàng chục năm nay, nên khi mắc bướu cổ lần hai, bà quyết tâm không phẫu thuật phương pháp cũ mà lựa chọn giải pháp từ công nghệ cao.

12 năm ám ảnh do vết sẹo sau phẫu thuật tuyến giáp

Bà Đ.T.H (69 tuổi) đã từng phẫu thuật điều trị bướu cổ lành tính 12 năm trước. Cứ ngỡ bản thân sẽ không phải điều trị căn bệnh này thêm lần nữa nhưng gần đây, bà H. tình cờ phát hiện ra khối u tại tuyến giáp khi đến khám định kỳ tại một bệnh viện ở Hà Nội.

Lúc này, khối u còn khá nhỏ nên bác sĩ chỉ định bà H. tái khám. Một thời gian sau, bà H. đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI và thấy khối u phát triển lớn hơn.

Nghĩ đến việc phẫu thuật tuyến giáp 12 năm trước để lại vết sẹo dài trên cổ, bà H. trầm ngâm. "Cách đây 12 năm, tôi đã từng phẫu thuật bướu giáp. Khoảnh khắc vào phòng mổ lâu rồi thì cũng quên đi nhưng vết sẹo vẫn ở đó. Từ ấy đến nay, đi đâu cũng bị hỏi vì sẹo ở vùng dễ nhìn thấy. Vì vậy, đến việc mặc quần áo tôi cũng không thoải mái. Mỗi khi đi chơi, tôi đều phải chọn những chiếc áo cổ cao hoặc đeo thêm chiếc khăn quàng cổ để che đi cho dù mùa đông hay mùa hè", bà H. nói.

Vào thời điểm hiện tại, khi bệnh bướu cổ tái phát, bà H, đã vô cùng lo lắng về việc điều trị tiếp theo của mình. Bà lo sợ lại thêm một lần mổ mở và một vết sẹo nữa. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu và biết rằng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI có phương pháp đốt sóng cao tần loại bỏ u lành tuyến giáp không để lại sẹo, bà đã tìm đến đây để được tư vấn.

Ám ảnh sẹo, người phụ nữ chọn giải pháp không dao kéo khi u tuyến giáp tái phát - 1
Vết sẹo sau 12 năm phẫu thuật mổ mở tuyến giáp của bệnh nhân H. (Ảnh: TCI).

ThS.BS. Trần Đức Ngọc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cho biết, trước đây, khi đốt sóng cao tần chưa ra đời, phẫu thuật mổ hở hoặc nội soi là phương pháp chủ yếu điều trị u, bướu lành tuyến giáp.

Hạn chế của những phương pháp này là phải rạch một đường lớn trên cổ, cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, ảnh hưởng đến mô lành. Đặc biệt phẫu thuật mổ hở có thể khiến người bệnh tự ti vì để lại sẹo xấu.

Điều trị bướu giáp không để lại sẹo nhờ công nghệ cao

Bác sĩ TCI đã tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân H. và sờ thấy ở cổ bệnh nhân có khối u kích thước khoảng 3cm mềm, di động. Siêu âm phát hiện nhân thùy phải tuyến giáp (TIRADS 3), nang tuyến giáp (TIRADS 1). Sau đó bác sĩ TCI sinh thiết chọc kim lõi ra kết quả bướu giáp nhân lành tính. Nhờ đó, bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện thủ thuật đốt sóng cao tần.

Bác sĩ Ngọc cho biết, trong quá trình thủ thuật cho bệnh nhân H., bác sĩ chọc kim đốt sóng cao tần qua da vào vị trí khối u dưới sự hướng dẫn của siêu âm mà không ảnh hưởng đến mô lành. Ma sát giữa nhiệt đầu kim của máy đốt sóng cao tần với vùng có khối u sẽ làm cho vùng mô xung quanh bị khô, tế bào trong khối u bị mất nước nên hoại tử và tự chết. Toàn bộ quá trình đốt chỉ thực hiện qua một đầu kim rất nhỏ nên không lo để lại sẹo xấu trên da vùng thực hiện thủ thuật.

Đốt sóng cao tần RFA là phương pháp điều trị có độ an toàn cao, do không phải rạch da xâm lấn, không cần gây mê nên quá trình theo dõi và tái khám sau đốt sóng cao tần cũng tương đối đơn giản.

"Sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi từ 30 phút đến 1 tiếng là có thể ra về, sinh hoạt và làm việc bình thường, không cần kiêng cữ hay hạn chế gì cả, cũng không dùng đến kem trị sẹo như phương pháp mổ hở", bác sĩ Ngọc nói.

Bệnh nhân H. sau khi điều trị u tuyến giáp bằng đốt sóng cao tần, sức khỏe ổn định và trò chuyện vui vẻ với đội ngũ điều dưỡng, y bác sĩ tại Thu Cúc TCI.

Bà H chia sẻ: "Tôi rất hạnh phúc vì đã được điều trị bướu giáp thành công. Bây giờ công nghệ tân tiến hơn nhiều, phương pháp cũ phải mổ hở gây đau, để lại sẹo xấu còn thủ thuật đốt sóng cao tần lành vết thương khá nhanh, thấy vết thương sau thủ thuật chỉ là một dấu chấm nhỏ. Tôi rất phấn khởi vì lần điều trị này không để lại thêm vết sẹo nào nữa".

Ám ảnh sẹo, người phụ nữ chọn giải pháp không dao kéo khi u tuyến giáp tái phát - 2
Hình ảnh rạng rỡ của bệnh nhân H. sau khi điều trị bướu giáp bằng đốt sóng cao tần (RFA) (Ảnh: TCI).

ThS.BS. Trần Đức Ngọc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cho biết, những năm gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc bướu giáp điều trị bằng đốt sóng cao tần (RFA). Những trường hợp khối u giáp lành tính từ 5cm trở xuống đa số có thể điều trị bằng đốt sóng cao tần.

Phương pháp đốt u bằng sóng cao tần (RFA) có thể mang lại kết quả điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân bướu cổ lành tính lên đến 99%. Phương pháp này hạn chế biến chứng mà các phương pháp khác không khắc phục được như: nhược giáp, cường giáp, tổn thương dây thần kinh quặt ngược… Việc triển khai và làm chủ kỹ thuật này đã mở rộng hơn cơ hội điều trị đối với bệnh nhân mắc bướu cổ lành tính mà không cần dùng đến dao kéo.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, khi phát hiện các triệu chứng của bướu cổ lành tính như thấy cổ to ra hoặc cảm nhận có bất thường, người bệnh nên thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.

Đốt sóng cao tần (RFA) loại bỏ khối u giáp không cần mổ, không gây mê, không để lại sẹo mà vẫn bảo toàn chức năng tuyến giáp, thời gian thực hiện từ 30 phút. Tháng 12, khách hàng nhận được ưu đãi 50% chi phí. Thông tin chi tiết liên hệ website: https://benhvienthucuc.vn/cong-nghe-dot-song-cao-tan-dieu-tri-u-khong-phau-thuat/.

Hotline: 1900 5588 92